Hướng dẫn cài đặt đèn thông minh Philips WiZ – Ứng dụng WiZ V2

Philips WiZ – một cái tên mới từ tập đoàn Signify sau khi sát nhập thương hiệu chiếu sáng WiZ vào lĩnh vực chiếu sáng của họ. Kể từ đầu năm 2019 đến nay, Signify đã mang lại nhiều sự thay đổi trong quá trình xây dựng hệ thống chiếu sáng Philips WiZ. Không chỉ thay đổi về phần cứng thiết bị, Signify còn cập nhật riêng bản phần mềm cho ứng dụng WiZ với Version 2.

Wiz V2 mang lại giao diện app đẹp mắt hơn, cải thiện về giao diện và các chức năng hơn so với phiên bản Wiz. Quá trình cài đặt thiết bị cũng sẽ tối ưu hơn với người dùng. Khi thiết lập hệ thống chiếu sáng WiZ.

1. Hướng dẫn cài đặt đèn vào ứng dụng WiZ V2

1.1 Lưu ý trước khi cài đặt

 Trước khi bắt đầu bạn cần để điện thoại và đèn WiZ ở trạng thái sẵn sàng:

  • Chuẩn bị hệ thống mạng Wifi 2.4 Ghz
  • Tải ứng dụng WiZ V2 tại Google Play Store hoặc Apple App Store
  • Bật Bluetooth và định vị trên điện thoại.
  • Cấp nguồn cho đèn thông minh WiZ

1.2 Cài đặt đèn vào ứng dụng WiZ V2

Trước khi cài đặt đèn, bạn cần phải tiến hành đăng ký/ đăng nhập tài khoản trên ứng dụng WiZ V2 bằng Google hoặc Facebook. Sau đó thao tác theo các bước dưới đây để cài đặt đèn vào ứng dụng WiZ V2:

Bước 1: Đưa đèn về trạng thái cài đặt.

Sau khi cấp nguồn hãy tắt/ bật công tắc đèn 5 lần liên tục. Đèn sẽ vào trạng thái nhấp nháy màu trắng, vàng (với bóng Philips WiZ Tunable White). Hoặc nháy màu tím nhạt (với bóng Philips WiZ Tunable White Color).

Bước 2: Tạo phòng trong ứng dụng WiZ V2.

  • Chọn Get Started để bắt đầu thiết lập nhà cho thiết bị. Mở ứng dụng WiZ V2Create a home (nếu thiết bị đã có nhà sẵn thì chọn Join a home) → Đặt tên → Save. 
  • Create a room → Chọn loại phòng mà bạn muốn ở mục Room type. Sau đó đặt tên và nhấp Save để lưu lại.

Bước 3: Thêm thiết bị đèn vào ứng dụng.

  • Chọn dấu (+) ở góc phải của ứng dụng để thêm thiết bị, sau đó chọn loại thiết bị cần thêm. 

Bước này bạn cũng có thể tìm thấy thiết bị qua Bluetooth. Bạn kết nối trực tiếp thiết bị với ứng dụng WiZ V2 bằng cách này → Nhận Wifi 2.4Ghz để thiết bị kết nối với mạng.

Tại mục Instructions sẽ có 2 cách để kết nối gồm:

  • Smart pairing: Thiết bị sẽ được tìm kiếm và kết nối tự động. Ngoài ra, có thể để kết nối nhiều thiết bị cùng lúc.
  • Manual pairing: Thiết bị sẽ được kết nối thủ công theo từng thiết bị. Lúc này ứng dụng sẽ tự động tìm wifi được phát ra từ đèn WiZ. Mạng tạm thời do bóng đèn WiZ phát ra sẽ có dạng WizConfig_xxxx. Với iPhone bạn cần mở phần Settings → Wifi để kết nối với mạng này. Sau khi thiết bị cấp mạng xong → Chọn lại Wifi ban đầu để kết nối.

Với những cách thiết lập trên, bạn tiến hành đăng nhập mật khẩu wifi 2.4Ghz để kết nối với thiết bị.

2. Hướng dẫn sử dụng đèn trên ứng dụng Wiz V2

2.1 Điều khiển đèn với nhiều chế độ

Chế độ Static: Bạn có thể thay đổi trạng thái đèn theo những gợi ý từ ứng dụng. Với ánh sáng vàng trắng 2700K – 6500K theo dạng tĩnh như: Trạng thái Warm White, Daylight, Cool White. Ngoài ra, bạn có thể chọn hoặc tạo những chế độ yêu thích khác (Scene) tương ứng với màu đèn như các chế độ đèn ngủ, đọc sách, thư giãn,…

Chế độ Dynamic: Đèn của bạn sẽ chuyển sang trạng thái chuyển động giữa các màu sắc đèn. Đối với đèn có dải sáng từ ánh sáng vàng đến trắng. Bạn có thể sử dụng các chế độ như Candlelight, Pulse… Còn đối với những ánh sáng màu cũng sẽ có rất nhiều chế độ khác cho bạn lựa chọn như Diwali…

Chế độ Custom: Bạn có thể lựa chọn ánh sáng một cách chính xác theo độ K. Hoặc tăng giảm nhiệt độ màu một cách dễ dàng.

* Lưu ý : Đối với đèn màu ứng dụng sẽ có thêm những gợi ý về màu đèn khác nhau theo từng chế độ.

Chế độ Fading: Đèn mờ/ sáng dần: Với chức năng Fading, đèn Philips WiZ của bạn sẽ được thiết lập để tắt/ sáng dần. Sau khi bấm nút On/Off trên ứng dụng.

  • On fade in: Đèn sẽ sáng dần khi bật trong [khoảng thời gian]
  • Off fade out: Đèn sẽ mờ dần khi tắt trong [khoảng thời gian]

2.2 Last status: Lưu trạng thái khi mất điện

Sau khi mất điện và có lại, hầu hết các đèn đều sẽ sáng lên, đây là điều hiển nhiên. Nhưng đôi khi nó gây khó chịu và lãng phí nếu chẳng may xảy ra khi bạn vắng nhà. Để khắc phục vấn đề này, đèn thông minh WiZ đã tích hợp tính năng Last Status. Giúp cho đèn sáng ở một chế độ nhất định khi ghi nhận đèn đã bị cúp điện.

Tương tự cách cài đặt Fading, sau khi đến phần Setting → Chọn Power switch → Chọn Last status để kích hoạt lưu trạng thái.

3. Thiết lập Automation cho thiết bị

3.1 Thiết lập chế độ hẹn giờ (Schedules)

Quá trình thiết lập chế độ hẹn giờ bạn có thể thiết lập theo những bước sau:

Bước 1: Tại giao diện chính, chọn Automation → Chọn dấu (+) bên góc phải để tạo chế độ tự động.

Bước 2: Đặt tên cho Schedule → Với Start time là thời gian bắt đầu bật/tắt đèn, còn End time thời gian kết thúc. Repeat every là ngày lặp lại thiết lập bật/ tắt đèn. Tiếp theo chọn Action và  nhấn Save để lưu lại.

3.2 Thiết lập chế độ Rhythms ánh sáng tự nhiên

Tính năng Rhythms được thiết kế nhằm giúp bạn làm việc hiệu quả và cảm thấy dễ chịu hơn khi làm việc. Ánh sáng tự nhiên sử dụng các sắc thái khác nhau của ánh sáng trắng từ ấm đến lạnh. Theo dõi chuyển động của mặt trời suốt cả ngày.

Đèn sẽ tự động chuyển đổi suốt cả ngày. Bắt đầu với tông màu sáng, mát mẻ để tiếp thêm năng lượng cho buổi sáng. Và kết thúc bằng ánh sáng vàng ấm hơn giúp bạn thư giãn khi mặt trời lặn.

3.3 Thiết lập ánh sáng phát hiện chuyển động với SpaceSense

SpaceSense là một công cụ cho phép người dùng lập trình trên các đèn thông minh WiZ vừa mới ra mắt. Khi tích hợp với công nghệ cảm biến tín hiệu Wi-Fi phát hiện chuyển động. Mà không cần thêm bất kỳ cảm biến nào khác.

Đây là tính năng mới nên quá trình thiết lập đèn chỉ hỗ trợ trên những thiết bị đèn được tích hợp phần cứng với chế độ SpaceSense.

4. Liên kết các hệ sinh thái thông minh khác

Đèn thông minh Philips Wiz hỗ trợ đa dạng nền tảng. Bạn có thể liên kết các hệ sinh thái nhà thông minh như Google, Alexa… một cách dễ dàng qua các bước dưới đây:
Bước 1: Tại màn hình chính, chọn Setting rồi cuộn xuống và chọn Integrations. Tại đây, một danh sách các nền tảng mà Philips WiZ có thể tương thích xuất hiện.
Bước 2: Chọn một trong những nền tảng tương thích để thiết lập. Và đăng nhập tài khoản nền tảng đó trên ứng dụng WiZ V2.

Ngoài ra, Philips WiZ là một trong những thiết bị chiếu sáng thông minh đầu tiên tích hợp công nghệ giao thức Matter. Một tiêu chuẩn mở cho phép các thiết bị, hệ thống tương thích kết nối. Và tương tác với nhau một cách an toàn.

Với Matter, người dùng có thể sử dụng các thiết bị thông minh tích hợp Matter. Để giao tiếp liền mạch giữa các công nghệ trên nhiều hệ sinh thái nhà thông minh khác như Apple Home, Google, Alexa.

Hy vọng với bài hướng dẫn và những thông tin chia sẻ trên. Sẽ giúp bạn có thể cài đặt và điều khiển các thiết bị Philips WiZ một cách dễ dàng trên ứng dụng WiZ V2.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo