Đèn thông minh Philips Hue là thiết bị cho ngôi nhà thông minh lý tưởng của nhiều người. Với khả năng lên màu chuẩn xác, kết hợp với các chức năng hữu ích,… Philips Hue sẽ cực kì phù hợp cho những ai muốn bắt đầu ngôi nhà thông minh từ ánh sáng đèn đầu tiên.
Tuy nhiên, nếu người dùng sử dụng quá nhiều thiết bị Philips Hue. Và có trang bị từ 2 Hue Bridge trở lên. Thì việc quản lý toàn bộ hệ thống đèn trong nhà sẽ gặp phải một số bất tiện. Vậy hãy đọc ngay bài viết sau từ SmartHomeKit để cải thiện vấn đề này.
Nội dung bài viết
1. Vì sao cần đến nhiều Hub Philips Hue Bridge trong nhà?
Dành cho ai chưa biết, thì mỗi Philips Hue Bridge sẽ hỗ trợ tối đa 10 phụ kiện (Indoor Sensor, Outdoor Sensor, Dimmer,…). Và 50 thiết bị đèn (Bulb E27, Lightstrip, Hue Go,…). Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào dữ liệu mỗi thiết bị lưu trữ. Mà một Hue Bridge có thể kiểm soát thấp hơn con số trên. Và đôi khi vấn đề cũng nằm ở không gian ngôi nhà quá lớn. Khiến một Hue Bridge không thể bao phủ đủ.
Lúc này, người dùng sẽ phải cần đến 2, hoặc thậm chí nhiều Philips Hue Bridge cho ngôi nhà của mình. Nhưng vấn đề bất tiện ở chỗ, mỗi khi muốn điều khiển với đèn xác định. Người dùng sẽ phải chọn đúng vào Hue Bridge đang điều khiển đèn đó. Và quá trình chuyển đổi có thể gây nhầm lẫn, bất tiện.
Lúc này, người dùng sẽ cần đến ứng dụng iConnectHue. Đây là ứng dụng cho phép người dùng kiểm soát một lúc số lượng lớn thiết bị. Đồng thời các tùy chỉnh với ngữ cảnh đèn khá đa dạng.
2. Những chức năng có thể thực hiện trong ứng dụng IConnectHue
Về cơ bản, các chức năng của IConnectHue khá tương tự với ứng dụng Philips Hue. Cũng bao gồm tạo Zone (Room) cho nhiều thiết bị, cài đặt ngữ cảnh, thao tác tắt/ mở hoặc đổi màu thiết bị,… Cũng như cả các tính năng tự động hóa cho đèn Philips Hue.
Tuy nhiên, ưu điểm là IConnectHue giúp điều khiển nhiều thiết bị một lúc dễ dàng hơn. Cũng như không phân biệt thiết bị đến từ Hub Bridge nào cả.
2.1 Các thao tác đa dạng với nhiều thiết bị Philips Hue
Cũng tương tự với tính năng tạo Zone trong app Philips Hue. IConnectHue cho người dùng nhóm nhiều thiết bị với nhau thành Room. Giúp điều khiển nhiều thiết bị cùng lúc. Bao gồm tắt/ bật, chuyển màu nhanh.
Đồng thời, các chứ năng tự động hóa Philips Hue. Như là bấm giờ tắt (Timer), nhắc nhở (Reminder),… cũng tương tự như App Philips Hue. Tuy nhiên giao diện sẽ dễ dàng cài đặt hơn.
Đặc biệt là chức năng Copy và nhân bản dữ liệu thiết bị. Chức năng này cho phép người dùng thao tác nhanh, cài đặt chế độ sáng,… cho nhiều đèn Philips Hue một lúc.
2.2 Màu sắc và ngữ cảnh đèn đa dạng
Với khả năng chuyển đổi 16 triệu màu, đèn Philips Hue cho người dùng thỏa sức sáng tạo ánh sáng.
Nếu trong App Philips Hue bị giới hạn về ngữ cảnh. Thì ứng dụng IConnectHue cung cấp nhiều ngữ cảnh sáng kết hợp khác nhau. Người dùng hoàn toàn có thể lựa chọn một ngữ cảnh yêu thích cho ngôi nhà của mình.
2.3 Kiểm soát linh hoạt hơn cho các phụ kiện Philips Hue
Các thiết bị phụ kiện Philips Hue cũng có thể được kiểm soát dễ dàng trong IConnectHue.
Như đối với Philips Hue Dimmer, người dùng có thể cài đặt tới 8 thao tác. Và mỗi nút nhấn cho phép tới 5 ngữ cảnh hoặc cài đặt luân phiên. Như là màu sắc, ngữ cảnh, độ sáng,…
2.4 Điều khiển thiết bị với phím tắt Widget – tính năng nổi bật của IConnectHue
Điều đặc biệt là IConnectHue có tính năng Widget. Cho phép người dùng thêm các nút tắt.
Và các phím tắt này không chỉ giới hạn ở bật/ tắt đèn. Mà còn là ngữ cảnh, tự động hóa, chỉnh độ sáng,… Sẽ giúp cho người dùng điều khiển các thiết bị trong nhà nhanh và tiện ích hơn.
Hiện nay, ứng dụng IConnectHue mới chỉ hỗ trợ cho iOS (link AppStore). Với mức giá cơ bản từ 5.99$ và hoàn toàn có thể chia sẻ nhiều người dùng một lúc. Thì đây hoàn toàn là ứng dụng hợp lý cho người dùng có nhiều thiết bị Philips Hue trong nhà.
Còn về độ tin cậy, người dùng hoàn toàn có thể tin tưởng IConnectHue. Vì ứng dụng này đã được trên 3 lần Signify bầu chọn là App of the month. Ứng dụng cũng được thường xuyên update để thân thiện với người dùng hơn.